BÀI VIẾT NỔI BẬT
- Kem dưỡng da mặt Hazeline có tốt không, giá bao nhiêu, mua ở đâu?
- Bôi kem dưỡng da bao lâu thì rửa, mấy lần 1 ngày, cách dùng hiệu quả?
Hiểu rõ về sốt cao chân tay lạnh
Sốt được xem nhưng phản ứng của có thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Khi có vi khuẩn và virus tác động vào cơ thể, hệ miễn dịch của trẻ sẽ tạo ra các kháng thể ngăn chặn. Trung tâm điều khiển nhiệt của hệ thần kinh cũng ra tín hiệu giải thoát nhiệt ra ngoài bằng phản ứng sốt.
Nguyên nhân khiến bé sốt cao tay chân lạnh
Sốt thường xuất phát từ nguyên nhân do sự tấn công của các loại vi – rút, vi khuẩn gây bệnh cho trẻ như: thủy đậu, siêu vi gây cúm, sốt xuất huyết, chân tay miệng,…
Một số trẻ sốt là do mọc răng, cảm nắng hoặc sốt sau tiêm. Trẻ em sốt cao chân tay lạnh kéo dài dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: sốt cao co giật, rối loạn hô hấp,…
Triệu chứng, biểu hiện trẻ bị sốt cao tay chân lạnh
Thông thường khi bé sốt cao tay chân lạnh sẽ có các biểu hiện: mệt mỏi, ra mồ hôi nhiều, quấy khóc nhiều hơn, nóng ở trán nách,… Một số trường hợp chân tay của bé sẽ lạnh toát. Theo các chuyên gia thì việc chân tay lạnh là do virus tấn công vào mao mạch gây rối loạn vận động mạch dẫn đến hạ nhiệt độ tứ chi.
Dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ khi sốt cao nên đưa đi viện:
- Trẻ quấy khóc liên tục
- Chân tay lạnh trong nhiều giờ
- Môi và má đỏ hồng
- Sốt cao trên 39°C mà không có dấu hiệu hạ sốt khi dùng thuốc
- Trẻ có biểu hiện lừ đừng, không phản ứng, ngủ nhiều
Giải pháp chăm sóc trẻ em khi bé sốt cao chân tay lạnh
- Đưa trẻ tới nơi thoáng mát dễ chịu
- Mặc cho bé quần áo chất liệu cotton thoáng mát, mềm mại với khả năng thấm hút mồ hôi tốt
- Lau người cho trẻ bằng khăn ấm
- Cho trẻ uống nhiều nước để tránh bị mất nước và hạ thân nhiệt.
Đặc biệt đối với trẻ sốt cao thì bố mẹ cần theo dõi thường xuyên nhiệt độ của trẻ để kịp thời xử lý. Nếu như bé sốt dưới 38 độ thì mẹ có thể áp dụng các biện pháp ngoài da như lau khăn ấm hoặc dùng miếng dán hạ sốt để hạ nhiệt.
Tuy nhiên, nếu trẻ sốt cao trên 38°5C thì bố mẹ nên dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Khi trẻ sốt cao chân tay lạnh, bố mẹ không nên vì giữ ấm chân tay bé mà mặc thêm quần áo hay quấn chăn có thể gây nguy hiểm.
Nếu sau khi uống thuốc hạ sốt 2 tiếng mà trẻ không hạ sốt thì nên đưa bé tới bệnh viện ngay để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.
Phương pháp phòng ngừa sốt cao chân tay lạnh ở trẻ em
Để trẻ ít bị sốt thì bố mẹ nên tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ từ trong ra ngoài.
Cụ thể là:
- Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để con phát triển đúng theo lứa tuổi.
- Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc, cân đối thời gian học tập và vui chơi để cơ thể và sức đề kháng phát triển.
- Giữ gìn môi trường sốt của trẻ sạch sẽ, trong lành và thoáng đãng.
- Cho trẻ tiếp xúc vui chơi ở ngoài trời nhiều để được tiếp xúc với nhiều tác nhân gây bệnh đồng thời tăng cường miễn dịch từ bên trong.
Khi trẻ bị sốt tay chân lạnh, mẹ nên bình tĩnh theo dõi nhiệt độ, diễn biến tình hình bệnh của bé. Từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời, tránh để xảy ra những biến chứng nguy hiểm.